CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG ĐƯA ĐẤT NƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI
- 05/09/2024 08:49
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". Nguồn: https://vietnamnet.vn/toan-van-bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-ve-chuyen-doi-so-2317731.html Xem Chi tiết Bài Viết tại đây
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024
- 26/07/2024 09:55
Tháng 7/2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, tỉnh tổ chức chuỗi các sự kiện phục vụ chương trình kích cầu, thu hút khách du lịch hè năm 2024; tình hình thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân; khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội đối với người có công, hộ nghèo theo quy định được thực hiện kịp thời.
Họp báo Công bố số liệu Thống kê kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên 6 tháng đầu năm 2024
- 28/06/2024 16:16
Vào lúc 14h00, ngày 28 tháng 6 năm 2024, Cục Thống kê tỉnh Phú Yên tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên 6 tháng đầu năm 2024. Ông Cao Đăng Viễn, Cục trưởng - Chủ trì buổi Họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh; lãnh đạo Cục Thống kê; Phòng Thống kê Tổng hợp, Trưởng phòng các phòng thuộc Cục, Chi cục trưởng CCTK các huyện, thị xã, thành phố; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tại buổi Họp báo, Ông Cao Đăng Viễn, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh công bố một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên 6 tháng đầu năm 2024: Bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, một số lĩnh vực đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước như: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 34,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,3%; tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh tăng 57,8%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được tăng cường, ổn định. Bên cạnh kết quả đạt được, tỉnh ta còn gặp một số khó khăn, kinh tế phục hồi còn chậm, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu tăng so cùng kỳ nhưng mức tăng còn thấp. GRDP theo giá so sánh năm 2010 ước tính 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,25% so với cùng kỳ năm trước([1]) (xếp vị thứ 33/63 tỉnh, thành phố và xếp vị thứ 9 khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung([2]); GRDP sơ bộ quý I tăng 6,95%, ước tính quý II tăng 5,7%), chia ra: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,4%, đóng góp 1,03 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,77%, đóng góp 2,97 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,22%, đóng góp 2,19 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,36% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên Một số hình ảnh tại buổi Họp báo:
Hội nghị tập huấn Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Phiếu xã)
- 26/06/2024 15:09
Thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TCTK, ngày 14/7/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024; Ngày 25/6/2024, Cục Thống kê tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tập huấn Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Phiếu xã). Tham dự Hội nghị ở cấp tỉnh có đồng chí Cao Đăng Viễn, Cục trưởng Cục Thống kê; Các giám sát viên cấp tỉnh, cấp huyện; Đại diện thống kê cấp xã và Điều tra viên Phiếu xã . Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Cao Đăng Viễn, Cục trưởng Cục Thống kê nhấn mạnh: Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS là cuộc điều tra mẫu quy mô lớn, phạm vi rộng nhằm thu thập thông tin phục vụ đánh giá tình hình và xây dựng, hoạch định chính sách liên quan đến công tác dân tộc, phát triển KT-XH cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030; đồng thời làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Vì thế, giảng viên cần trình bày đầy đủ các nội dung cần thu thập trong phiếu điều tra; cách thức và kỹ năng phỏng vấn, khai thác thông tin 7 mục trong phiếu điều tra và cách nhập thông tin vào phiếu điều tra. Trong quá trình tập huấn, chú ý nhấn mạnh những điểm mới, những nội dung cần chú trọng trong phiếu điều tra. Đặc biệt cần lưu ý những sai sót mà các điều tra viên thường mắc phải để đảm bảo thông tin thu được có chất lượng tốt nhất. Cùng với đó, hướng dẫn các đại biểu tham dự lớp tập huấn sử dụng phần mềm điều tra, kết hợp thực hành nhằm nâng cao kỹ năng và cách thức thao tác, sử dụng các phần mềm phục vụ điều tra đạt hiệu quả nhất.. Hội nghị cũng đã dành thời gian để các học viên và giảng viên trao đổi, thảo luận, và giải đáp những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong thực tế cũng như cách khai thác thông tin một số câu hỏi trong phiếu điều tra, qua đó giúp các điều tra viên được hiểu được các nội dung cần thu thập, nâng cao kỹ năng sẵn sàng thực hiện tốt cuộc điều tra, đảm bảo kết quả thu thập thông tin khách quan, đầy đủ và chính xác.Một số hình ảnh tại Hội nghị
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
- 29/05/2024 10:40
Tháng 5/2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, các địa phương đẩy mạnh tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi để có biện pháp phòng chống hạn cho cây trồng và phòng chống cháy rừng; năng suất lúa đông xuân tăng khá so với năm trước, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định; tình hình thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân; khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội đối với người có công, hộ nghèo theo quy định được thực hiện kịp thời. Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh ta cũng gặp một số khó khăn như: Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tính đến ngày 30/4/2024 tăng 40%; nuôi trồng thủy sản tại thị xã Sông Cầu xảy ra việc tôm hùm, cá nuôi chết nhiều; số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng có xu hướng tăng. Dự ước tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tháng 5/2024
Tổ chức tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số
- 23/05/2024 15:40
Ngày 13.5, tại TP Quy Nhơn, Tổng cục Thống kê tổ chức hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 trên phạm vi cả nước. Dự hội nghị các có đồng chí: Nông Thị Hà - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam và 325 đại biểu của ngành Thống kê, CA, Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc đến từ 54 tỉnh, thành trong nước.Theo Tổng Cục Thống kê, đối tượng điều tra, thu thập thông tin đợt này là hộ dân cư người DTTS và UBND các xã. Yêu cầu đối với hộ cần đảm bảo được các thông tin về tên, tuổi, giới tính, hôn nhân, giáo dục, di cư, BHYT, việc làm, nhà ở, đất sản xuất... Đối với xã cần có được thông tin về đặc điểm của xã, hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trình độ giáo viên, y tế, vệ sinh môi trường, chợ… Trong tháng 6.2024, Cục Thống kê các tỉnh, thành tiến hành lập bảng kê, chọn hộ điều tra; tháng 7 và tháng 8 tiến hành điều tra, thu thập thông tin; tháng 10 kiểm tra, ghi mã, nghiệm thu dữ liệu; tháng 12 xử lý tổng hợp kết quả điều tra; từ tháng 1-3.2025 biên soạn báo cáo kết quả chủ yếu của cuộc điều tra; tháng 4.2025 bàn giao kết quả điều tra cho Ủy ban Dân tộc.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh: Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS là cuộc điều tra mẫu quy mô lớn, phạm vi rộng (14.928 địa bàn) nhằm thu thập thông tin phục vụ đánh giá tình hình và xây dựng, hoạch định chính sách liên quan đến công tác dân tộc, phát triển KT-XH cho các vùng DTTS giai đoạn 2026-2030; đồng thời làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS tại Việt Nam. Vì thế, các giảng viên phải trình bày đầy đủ các nội dung cần thu thập từ cuộc điều tra này; cách thức và kỹ năng phỏng vấn, khai thác thông tin, ghi chép thông tin vào phiếu điều tra. Trong quá trình tập huấn, chú ý nhấn mạnh những điểm mới, những nội dung cần chú trọng trong phương án điều tra và phiếu điều tra. Đặc biệt cần lưu ý những sai sót mà các điều tra viên thường mắc phải để đảm bảo thông tin thu được có chất lượng tốt nhất. Cùng với đó, hướng dẫn các đại biểu tham dự lớp tập huấn sử dụng các phần mềm điều tra (capi, webform) kết hợp thực hành nhằm nâng cao kỹ năng và cách thức thao tác, sử dụng các phần mềm phục vụ điều tra đạt hiệu quả nhất.
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên tháng 4 và 4 tháng năm 2024
- 26/04/2024 13:57
Tháng 4/2024, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, có mặt khởi sắc ở một số lĩnh vực như: Hoạt động thương mại và dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, mua sắm, tiêu dùng của người dân; khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội đối với người có công, hộ nghèo theo quy định được thực hiện kịp thời. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Hoạt động trồng trọt gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng, không có mưa; hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến 31/3/2024 tăng 98,8%; doanh nghiệp giải thể tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước; bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng. Dự ước tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tháng 4/2024 như sau: 1. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản1.1. Nông nghiệp - Lúa vụ đông xuân: Tính đến ngày 15/4/2024, toàn tỉnh đã gieo cấy được 26.630,6 ha lúa đông xuân, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước so với diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân năm 2023. Lúa đang giai đoạn chín sáp - thu hoạch, sản lượng lúa 31.356 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu giống: Đài thơm 8, BĐR27, BĐR999, ĐV108, ML232, PY10,... - Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, tính đến nay, các địa phương trên toàn tỉnh đã gieo trồng được 1.650 ha ngô, giảm 3,1%; mía 14.605,4 ha, tăng 0,4%; đậu tương 42,7 ha, giảm 43,8%; lạc 332,6 ha, tăng 19,6%; rau các loại 3.694,1 ha, giảm 2,5%; đậu các loại 1.010,2 ha, giảm 23,5%,... so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng một số cây trồng trên địa bàn tỉnh như sau: Ngô 4.575,6 tấn, giảm 3,9%; sắn 113.020,6 tấn, tăng 0,9%; rau các loại 46.947,5 tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. - Sản lượng thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm: Hồ tiêu 520,1 tấn, tăng 0,3%; cao su 1.805,6 tấn, tăng 1,6%; điều 49 tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng một số loại cây ăn quả chủ yếu: Chuối 7.102,4 tấn, tăng 1%; dứa 4.953,4 tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. - Chăn nuôi: Ước tính số lượng đàn trâu, bò giảm 2,9% (đàn trâu giảm 7,9%; đàn bò giảm 2,7%) so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn giảm 2,7%; đàn gia cầm tăng 3,5%, trong đó đàn gà tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Đàn trâu giảm là do giá thịt hơi không tăng, đầu tư ít lãi nên người nông dân chăn nuôi có xu hướng giảm số lượng đầu con, tăng trọng lượng, đàn lợn giảm nguyên nhân là do một số trang trại chăn nuôi tạm nghỉ để hoàn chỉnh các thủ tục về đất đai, môi trường và một số trang trại chăn nuôi chủ động giảm quy mô chăn nuôi để đảm bảo môi trường. Sản lượng thịt trâu ước tính 120 tấn, tăng 2,8%; thịt bò 6.370 tấn, tăng 2,7%; thịt lợn 8.375 tấn, tăng 2,1%; thịt gia cầm 6.823 tấn, tăng 4,4%, trong đó thịt gà 5.800 tấn, tăng 4,6%; sản lượng trứng gia cầm 66,5 triệu quả, tăng 4,3%, trong đó trứng gà 18 triệu quả, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. 1.2. Lâm nghiệp Ước tính trong tháng 4/2024, khai thác 703,4 ha rừng trồng tập trung đến thời gian thu hoạch với sản lượng gỗ 57.607 m3, gấp 3,1 lần; sản lượng củi khai thác 5.200 ster tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng là do giá gỗ nguyên liệu giấy tăng nên các hộ trồng rừng thu hoạch những diện tích rừng gần đến thời gian thu hoạch nên sản lượng gỗ ước tính tăng so cùng kỳ năm trước. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt trong mùa khô hạn. 1.3. Thuỷ sản - Trong tháng diện tích thả nuôi ước tính 275 ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá 16 ha, tăng 3,2%; tôm 211 ha, giảm 0,5%; thủy sản các loại 48 ha, giảm 4% so cùng kỳ năm trước. - Sản xuất giống tôm thẻ Post 15 trong tháng đạt 155 triệu con, tăng 17,4% so cùng kỳ năm trước. - Sản lượng thủy sản ước tính 8.770 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá 6.870 tấn, tăng 4%; tôm 1.077 tấn, tăng 5,3%; thủy sản khác 823 tấn, giảm 1,3%. Chia ra: + Sản lượng thuỷ sản khai thác 7.614 tấn, tăng 3,5%, trong đó: Cá các loại 6.773 tấn, tăng 4,1%; tôm 40 tấn, tăng 2,6%; thủy sản các loại 801 tấn, giảm 1,5%. Trong tổng sản lượng cá khai thác, cá ngừ đại dương 450 tấn, chiếm 6,6% và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước + Sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.156 tấn, tăng 4,7%, trong đó: Cá 97 tấn, giảm 2,5%; tôm 1.037 tấn, tăng 5,4%; thủy sản các loại 22 tấn, tăng 6,3%. 2. Sản xuất công nghiệp Trong tháng 4/2024 các sở, ban, ngành đã chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4/2024 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 9,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,6%([1]); ngành sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 6,6%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 7,3%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 8,3%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,3%; ngành sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 7,6%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 8,7%. Tháng 4/2024 một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngành công nghiệp đã nhận được các đơn đặt hàng ngay từ đầu năm của các đối tác trong và ngoài nước, đã ổn định sản xuất kinh doanh, đồng thời cải tiến mẫu mã sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ nên một số sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng như: Tinh bột sắn 13 ngàn tấn, gấp gần 5,9 lần; quần áo các loại 1,5 triệu sản phẩm, tăng 14,7%; dăm gỗ các loại 12.260 tấn, tăng 13%; hải sản chế biến các loại 1.244 tấn, tăng 11,3%; điện thương phẩm 93,5 triệu kwh, tăng 7,1%; nước uống được 1,3 triệu m3, tăng 6,3%; đá xây dựng các loại 76,6 ngàn m3, tăng 6,3%; linh kiện điện tử 74 triệu sản phẩm, tăng 5,7%; điện sản xuất 211,2 triệu kwh, tăng 5,7%; nước đá các loại 57.654 tấn, tăng 3,2%; viên nén gỗ các loại 825 m3, tăng 3,4%; ván lạng gỗ các loại 902 tấn, tăng 3,2%; mây tre lá các loại 40 ngàn sản phẩm, tăng 2,6%; phân bón các loại 4.219 tấn, tăng 2,5%; nước mắm các loại 1,7 triệu lít, tăng 2,5%; đường kết tinh các loại 36.600 tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm sản xuất giảm như: Xi măng các loại 5.418 tấn, giảm 12,5%; thuốc viên các loại 179 triệu viên, giảm 15,6%; nhân hạt điều 1.395 tấn, giảm 12,2%; bia các loại 3,8 triệu lít, giảm 11%; trang in các loại 181 triệu trang, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng sản phẩm sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước: Tinh bột sắn 54.891 tấn, tăng 33,9%; dăm gỗ các loại 44.443 tấn, tăng 28,3%; đường kết tinh các loại 125.753 tấn, tăng 18,7%; hải sản các loại 4.916 tấn, tăng 12,4%; quần áo các loại 5,7 triệu sản phẩm, tăng 10,2%; phân các loại 15.690 tấn, tăng 9,3%; điện thương phẩm 340,4 triệu kwh, tăng 8,9%; linh kiện điện tử các loại 283 triệu sản phẩm, tăng 7,6%; điện sản xuất 757,4 triệu kwh, tăng 6,9%; nước uống được 4,6 triệu m3, tăng 6,2%.... Do sự cạnh tranh gay gắt sản phẩm cùng loại trên thị trường, ảnh hưởng chi phí nguyên liệu đầu vào tăng,.. các doanh nghiệp chỉ nhận được những hợp đồng với sản lượng sản xuất nhỏ nên một số sản phẩm sản xuất giảm: Xi măng các loại 14.636 tấn, giảm 27,9%; thuốc viên các loại 648 triệu viên, giảm 16,2%; bia các loại 14,3 triệu lít, giảm 6,1%; trang in các loại 733 triệu trang, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. 3. Hoạt động của doanh nghiệp Tính từ đầu năm đến ngày 31/3/2024 trên địa bàn tỉnh có 133 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 11,3%; tổng số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là 625,7 tỷ đồng, giảm 77,4%; vốn đăng ký bình quân 01 doanh nghiệp đạt 4,7 tỷ đồng/doanh nghiệp, giảm 74,5%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14 doanh nghiệp, giảm 6,7%; đã có 159 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 98,8% và có 31 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước. 4. Vốn đầu tư Hiện nay các chủ đầu tư, nhà thầu tiếp tục thi công các dự án, công trình chuyển tiếp từ năm trước sang và gấp rút thực hiện các thủ tục để khởi công xây dựng các công trình mới trong năm 2024. - Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 4/2024 ước thực hiện 247,2 tỷ đồng, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 131,7 tỷ đồng, giảm 35,6%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 114,6 tỷ đồng, tăng 30,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 0,9 tỷ đồng, giảm 5,4%. - Tính chung 4 tháng đầu năm 2024 vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản ước thực hiện 889,8 tỷ đồng, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: + Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 463,5 tỷ đồng, giảm 36,6% so với cùng kỳ năm trước, do nhiều dự án lớn đã hoàn thành trong năm trước như: Sửa chữa nâng cấp công trình Chỉnh trị cửa sông Đà Nông (giai đoạn 1); Trường Chính trị tỉnh Phú Yên; Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai;… Hiện nay chủ yếu thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như: Đầu tư xây dựng Bệnh viện sản nhi tỉnh Phú Yên; Kè chống xói lở bờ biển Xóm Rớ, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, (giai đoạn 3); Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Xuân Bình;… + Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 423,3 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục thực hiện các công trình chuyển tiếp từ năm ngoái sang như: Khép kín khu dân cư phía Đông đường Trần Suyền, TP Tuy Hòa; Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Lò Vôi, Phường 1, TP Tuy Hòa; Thay thế bó vỉa hè bằng đá Granite và lát gạch vỉa hè bằng gạch Terrezzo các tuyến đường Trường Chinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Trung Kiên thành phố Tuy Hòa;… Đồng thời, đầu tư khởi công mới một số dự án, công trình như: Sửa chữa, cải tạo trụ sở Thành ủy Tuy Hòa (Gói thầu 13XL+TB); Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trụ sở Công an phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa; Trụ sở làm việc Công an xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa;… + Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 3 tỷ đồng, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục thực hiện các công trình chuyển tiếp từ năm trước và đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa các thôn, tổ dân phố;… 5. Tài chính, Ngân hàng 5.1. Tài chính Lũy kế đến ngày 16/4/2024, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn là 1.465 tỷ đồng, đạt 27,2% dự toán Trung ương (DTTW) giao và dự toán HĐND tỉnh quyết định; tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi NSĐP 4.071 tỷ đồng, đạt 36,7% DTTW giao và dự toán HĐND tỉnh quyết định; trong đó chi thường xuyên là 1.833 tỷ đồng. 5.2. Ngân hàng Tổng nguồn huy động vốn trên địa bàn tính đến 31/3/2024 đạt 43.303 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm 2023. Ước đến 30/4/2024 tổng vốn huy động 43.710 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2023. Trong đó, tiền gửi huy động từ các khu vực 43.445 tỷ đồng, tăng 4,7%; phát hành giấy tờ có giá bằng VND 265 tỷ đồng, giảm 13,7%. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tính đến 31/3/2024 đạt 50.429 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2023. Ước đến 30/4/2024 tổng dư nợ cho vay 50.972 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cuối năm 2023. Đến ngày 31/3/2024, nợ xấu trên toàn địa bàn chiếm tỷ lệ 0,74% trên tổng dư nợ, hầu hết các TCTD đều đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép (< 3%). Ước đến ngày 30/4/2024, nợ xấu chiếm tỷ lệ khoảng 0,66% tổng dư nợ toàn địa bàn. 6. Thương mại, giá cả, dịch vụ Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục được duy trì ổn định và tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay thời tiết thuận lợi nên nhu cầu du lịch nội địa tăng mạnh trở lại nhất là vào những ngày Lễ lớn như: Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5...; nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên (01/4/1975 – 01/4/2024) tỉnh đã tổ chức "Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2024" với chủ đề “Về miền di sản Phú Yên”, từ ngày 30/3 đến ngày 05/4/2024 đã thu hút và phục vụ đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh và du khách, do đó lượt khách du lịch đến Phú Yên tăng kéo theo doanh thu các hoạt động dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và một số dịch vụ khác tăng cao. Tình hình vận chuyển hành khách và các loại vật tư, hàng hóa đều tăng so cùng kỳ năm trước, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ của người dân tăng cao. Hiện nay người dân đang bước vào mùa vụ thu hoạch nông sản, lâm sản, các loại hàng hóa khác, công trình xây dựng tiếp tục được triển khai, khởi công với số lượng nhiều, khối lượng lớn, do đó quá trình vận chuyển sản phẩm nông lâm sản tiêu thụ và nguyên vật liệu xây dựng tăng. Ước tính, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 ước tính 4.363,4 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu bán buôn hàng hóa ước tính 2.260,5 tỷ đồng, tăng 1,4% và tăng 10,6%; doanh thu ngành vận tải, kho bãi ước tính 398,9 tỷ đồng, tăng 0,7% và tăng 13,1%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 17.508,9 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu bán buôn hàng hóa ước tính 8.928,6 tỷ đồng, tăng 10,8%; doanh thu ngành vận tải, kho bãi ước tính 1.615,9 tỷ đồng, tăng 10,1%. 6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024: Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa 3.483 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước([2]); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 641 tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước (chia ra: Doanh thu dịch vụ lưu trú 69,7 tỷ đồng, tăng 5,2% và tăng 18,4%; doanh thu dịch vụ ăn uống 570,6 tỷ đồng, tăng 3,4% và tăng 10,5%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 0,7 tỷ đồng, giảm 15,7% và gấp 6,2 lần); doanh thu dịch vụ khác 239,4 tỷ đồng, tăng 0,4% và tăng 29%([3]). Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 17.508,9 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa 13.937,2 tỷ đồng, tăng 10,4%([4]); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.574,2 tỷ đồng tăng 13,2% (chia ra: Doanh thu dịch vụ lưu trú 263 tỷ đồng, tăng 28,5%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.309,1 tỷ đồng, tăng 11,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,1 tỷ đồng, tăng 81,8%); doanh thu dịch vụ khác 997,5 tỷ đồng, tăng 32,4%. Trong 4 tháng đầu năm 2024, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh hoạt động văn hóa, nghệ thuật và ca nhạc do tỉnh, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức; nhiều hoạt động do các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tổ chức tại đơn vị để phục vụ và thu hút khách du lịch. Ước tính 4 tháng đầu năm 2024 tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên khoảng 1,22 triệu lượt khách, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế hơn 11 ngàn lượt khách, tăng 80,1%; tổng thu từ khách du lịch 2.273,3 tỷ đồng, tăng 67%. Tổng lượt khách lưu trú 749,7 ngàn lượt khách, tăng 18,7%, trong đó khách quốc tế 8,5 ngàn lượt, tăng 77,1% so với cùng kỳ năm trước. 6.2. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 giảm 0,14% so tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 4/11 nhóm có chỉ số giá giảm, 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Các nhóm giảm nhiều là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,12% (tác động làm CPI chung giảm 0,38%) do đang mùa thu hoạch lúa vụ đông xuân nên giá lúa giảm, kéo theo giá gạo và giá các mặt hàng lương thực khác như bún, bánh phở giảm; giá thực phẩm, rau củ giảm do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào; đồ uống và thuốc lá giảm 0,15%. Nhóm có giá tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng 1,82% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá nhiên liệu tăng vào ngày 4/4/2024; 11/4/2024 và 17/4/2024 và nhu cầu thuê ô tô, xe máy tự lái tăng; tiếp đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,33%, dù giá gas trong nước giảm do giá gas thế giới giảm nhưng nhu cầu sử dụng điện, nước trong thời tiết nắng nắng tăng cao làm giá mặt hàng này tăng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,29% do nhu cầu sử dụng và tiền công thợ tăng…. Nhóm có giá không đổi so với tháng trước là bưu chính viễn thông. So cùng kỳ năm trước chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 4,31%, tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ, cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,61%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,71%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,76%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 8,51%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,73%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,97%; giao thông tăng 2,94%; bưu chính viễn thông tăng 0,42%; giáo dục tăng 1,67%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,67%. So tháng 12 năm trước chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 1,16%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng năm 2024 tăng 2,58% so bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó có 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng hơn chỉ số giá chung: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 10,04% (trong đó dịch vụ y tế tăng 11,29%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 7,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,34%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,97%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,87%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,64%. - Giá vàng 99,99 bình quân tháng 4/2024 là 7.190.000 đồng/chỉ; so tháng trước tăng 8,45%; so cùng tháng năm trước tăng 28,85%; so tháng 12 năm trước tăng 17,99%; so kỳ gốc 2019 tăng 84,69%. Giá vàng 99,99 bình quân 4 tháng năm 2024 là 6.594.000đồng/chỉ so bình quân cùng kỳ năm trước tăng 20,56%. - Giá Đô la Mỹ bình quân tháng 4/2024 là 25.131 VND/USD; so tháng trước tăng 1,17%; so cùng tháng năm trước tăng 6,32%; so tháng 12 năm trước tăng 2,91%; so kỳ gốc 2019 tăng 7,94%. Giá Đô la Mỹ bình quân 4 tháng năm 2024 là 24.784VND/USD so bình quân cùng kỳ năm trước tăng 4,46%. 6.3. Giao thông vận tải Công tác quản lý giao thông vận tải tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh. Duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải, nhất là vận tải khách, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu trên thiết bị giám sát hành trình để xử lý chủ phương tiện lái xe vi phạm pháp luật, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân. Hoạt động vận tải hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trên thị trường được lưu thông thông suốt; vận tải hành khách được đảm bảo, không để ứ đọng khách kể cả thời điểm trước, trong và sau khi tổ chức các sự kiện và mùa Lễ hội. Tổng doanh thu ngành vận tải tháng 4/2024 ước tính 398,9 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước tính 68,2 tỷ đồng, tăng 19,5%; doanh thu vận tải hàng hóa ước tính 328,3 tỷ đồng, tăng 12,5%; kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 1,7 tỷ đồng, giảm 45,2%; bưu chính, chuyển phát 0,7 tỷ đồng, giảm 16,1%, do nhu cầu về các dịch vụ này giảm so với cùng kỳ năm trước. - Khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ tháng 4/2024 ước tính 816,9 ngàn lượt khách, tăng 2,3%; luân chuyển 76.108,4 ngàn lượt khách.km, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. - Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ tháng 4/2024 ước tính 983,9 ngàn tấn, tăng 5,4%; luân chuyển 74.395,9 ngàn tấn.km, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm doanh thu ngành vận tải đạt 1.615,9 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách vận chuyển 3.441,8 ngàn lượt khách, tăng 4,9%; luân chuyển 282.895,5 ngàn lượt khách.km, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ 4.019,5 ngàn tấn, tăng 6,4%; luân chuyển 306.062,3 ngàn tấn.km, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng không: Lượng hành khách qua Cảng hàng không Tuy Hòa trong tháng ước tính 30.210 lượt khách, luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 111.719 lượt khách, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải đường sắt: Lượng hành khách lên tàu tại các Ga trên địa bàn tỉnh trong tháng ước tính 12.091 lượt khách, luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 42.055 lượt khách, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải đường biển: Lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Rô trong tháng ước tính 21.000 tấn, luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 46.000 tấn, giảm 32,4% so với cùng kỳ năm trước. Luồng tuyến vận tải: Đã duy trì hoạt động các tuyến vận tải; đến nay có 37 tuyến vận tải khách liên tỉnh, 05 tuyến nội tỉnh, 04 tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt; tổng số phương tiện vận tải hành khách 1.187 xe/13.984 ghế (trong đó: số lượng xe hoạt động tuyến cố định 87 xe/2.597 ghế, hợp đồng 418 xe/6.852 ghế, xe buýt 21 xe/973 ghế, xe taxi 647 xe/3.338 ghế, 14 xe trung chuyển/224 ghế); tổng số phương tiện vận tải hàng hóa (đầu kéo, container, xe tải) đã cấp phép vận tải 3.308 xe/29.943 tấn. 6.4. Xuất, nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước thực hiện 28 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng như: Sản phẩm gỗ 2,8 triệu USD, tăng 56,4%; quần áo may sẵn 4,4 triệu USD, tăng 49,3%; hải sản các loại 14,4 triệu USD, tăng 36,2%; linh kiện điện tử 2,7 triệu USD, tăng 10,7%; kính 0,7 triệu USD, tăng 7,7%. Mặt hàng xuất khẩu giảm: Nhân hạt điều 0,42 triệu USD, giảm 32,3%; Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước thực hiện 12 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng nhập khẩu tăng như: Vải và phụ liệu may mặc 1,6 triệu USD, tăng 12%; máy móc thiết bị phụ tùng 2,5 triệu USD, tăng 3,5%; hóa chất 2,4 triệu USD, tăng 2,1%. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 100,3 triệu USD, đạt 35,2% kế hoạch năm, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 42,9 triệu USD, đạt 22,6% kế hoạch năm, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. 7. Một số vấn đề xã hội 7.1. Hoạt động văn hóa, thể thao Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan, trang trí khánh tiết Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên (01/4/1975 - 01/4/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5 với 134m2 cụm pano cố định và 200 pano các loại. Bảo tàng tỉnh vào sổ kiểm kê bước đầu 55 hiện vật đã thông qua Hội đồng khoa học; kiểm kê, sắp xếp, bảo quản định kỳ hiện vật các chất liệu hiện có trong kho([5]); phục vụ 967 lượt khách tham quan nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh, trong đó 820 lượt khách là học sinh, sinh viên, 25 lượt khách nước ngoài. Tổ chức Tuần lễ Sách và Văn hóa đọc năm 2024 và các hoạt động khuyến đọc chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4); tham gia gian hàng trưng bày tài liệu tại Hội sách tỉnh Phú Yên lần thứ VII năm 2024. Nhà hát ca múa nhạc dân gian Sao Biển tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật Lễ Khai mạc và Bế mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2024; Lễ Khai mạc giải Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65; Hội nghị hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Ninh Thuận - Phú Yên giai đoạn 2024 - 2025; chương trình nghệ thuật Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam” và chương trình giao lưu tại tỉnh Điện Biên; trong tháng biểu diễn 07 buổi (trong tỉnh: 04 buổi, ngoài tỉnh: 03 buổi). Thể dục, thể thao quần chúng: Tổ chức Giải chinh phục đỉnh cao Núi Đá Bia Phú Yên 2024; tổ chức giải Thể thao học đường thành phố Tuy Hòa năm học 2023 - 2024; tổ chức Hội thao ngành Ngân hàng năm 2024. Thể thao thành tích cao: Đội Bóng đá U17 tham dự vòng loại Giải Bóng đá Vô địch U17 quốc gia từ ngày 11/3 - 08/4/2024, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, kết quả xếp 4/6 đội Bảng C. Đội Karate tham gia thi đấu Giải Vô địch Karate Miền Trung, Tây Nguyên lần thứ X năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk, kết quả đạt 2 huy chương vàng, 5 huy chương đồng. 7.2. Y tế, giáo dục - Y tế (Tính đến ngày 18/4/2024) Sốt xuất huyết: Trong tháng phát hiện 6 ổ dịch, 143 ca mắc, không tử vong; so với cùng kỳ năm trước giảm 4 ổ dịch, số mắc giảm 15,4%, tử vong tương đương. Lũy kế toàn tỉnh có: 19 ổ dịch, 563 ca mắc sốt xuất huyết, không tử vong; so với cùng kỳ năm trước: Giảm 7 ổ dịch, số ca mắc tăng 5,4%, tử vong giảm 2 ca. Bệnh tay chân miệng: Phát hiện 31 ca mắc, không tử vong; so với cùng kỳ năm trước số mắc gấp 15,5 lần. Lũy kế toàn tỉnh có: 53 ca mắc, không tử vong; so với cùng kỳ năm trước số mắc gấp 10,6 lần. Sốt rét: Phát hiện 1 ca mắc, SRAT 0, tử vong 0; so với cùng kỳ năm trước số mắc tương đương. Lũy kế toàn tỉnh có 1 ca mắc, SRAT 0, tử vong 0; so với cùng kỳ năm trước số mắc tương đương. Bệnh dại không ghi nhận trường hợp tử vong. Lũy kế ghi nhận 2 trường hợp tử vong do dại, tăng 1 ca so với cùng kỳ năm trước. Chương trình tiêm chủng mở rộng, dự kiến đến cuối tháng 4/2024 đạt 13,8% số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin phòng bệnh; số bà mẹ mang thai được tiêm phòng uốn ván 2 mũi đạt tỷ lệ 24,6%. - Giáo dục Tổ chức thành công Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học 2023-2024; Hội thi "Cô cấp dưỡng giỏi" cấp tỉnh GDMN năm học 2023-2024. Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật toàn quốc năm học 2023-2024, Phú Yên có 2 dự án tham gia dự thi đạt 01 giải Ba và 01 giải Tư; tham dự Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 lần thứ XXVIII năm 2024 tại thành phố Vũng Tàu, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh đạt được 44 huy chương/54 thí sinh dự thi. Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2023-2024 được tổ chức tại 04 Hội đồng thi gồm: THPT Nguyễn Huệ, THPT Phan Bôi Châu, THPT Trần Quốc Tuấn và THPT Lê Lợi (Kỳ thi có 1.005 thí sinh dự thi/1.908 thí sinh đăng ký). 7.3. Trật tự an toàn xã hội – cháy nổ - An toàn giao thông: Từ ngày 15/3/2024-14/4/2024, toàn tỉnh đã xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông, tăng 12 vụ; làm chết 13 người, tăng 2 người; bị thương 21 người, tăng 10 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 640,9 triệu đồng. Chỉ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Lũy kế từ 15/12/2023-14/4/2024, toàn tỉnh đã xảy ra 101 vụ tai nạn giao thông, tăng 8 vụ; làm chết 55 người, giảm 4 người; bị thương 74 người, tăng 6 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 1.827 triệu đồng. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 98 vụ, tăng 8 vụ; làm chết 51 người, giảm 5 người; bị thương 74 người, tăng 6 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 1.811 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 3 vụ, làm chết 4 người, so với cùng kỳ năm trước bằng số vụ, tăng 1 người chết và tương đương số người bị thương; thiệt hại tài sản 16 triệu đồng. - Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 15/3/2024-14/4/2024 toàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy (01 vụ cháy rẫy mía, 01 vụ cháy rẫy sầu riêng) của người dân, không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản khoảng 4,45 ha mía, 21 cây sầu riêng bị cháy và một số tài sản khác, chưa xác định được giá trị thiệt hại. Lũy kế đến 14/4/2024 toàn tỉnh xảy ra 4 vụ cháy, thiệt hại khoảng 18,4 ha mía, 21 cây sầu riêng. 7.4. Vi phạm môi trường - Vi phạm môi trường: Từ ngày 18/3/2024 đến ngày 17/4/2024 các lực lượng chức năng đã phát hiện 13 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 7 vụ, phạt tiền 73,78 triệu đồng. So với tháng trước, tăng 2 vụ vi phạm đã phát hiện (tăng 18,18%), giảm 1 vụ vi phạm đã xử lý (giảm 12,5%), giảm 3.355,28 triệu đồng số tiền xử phạt. So với cùng kỳ tương đương giảm 8 vụ vi phạm đã phát hiện (giảm 38,1%), giảm 1 vụ vi phạm đã xử lý (giảm 12,5%), tăng 59,78 triệu đồng số tiền xử phạt. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh phát hiện 56 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 25 vụ, phạt tiền 3.712,18 triệu đồng. Lũy kế so cùng kỳ tăng 4 vụ vi phạm đã phát hiện (tăng 7,69%), giảm 1 vụ vi phạm đã xử lý (giảm 3,85%), tăng 3.658,18 triệu đồng số tiền xử phạt. 7.5. Các chính sách an sinh xã hội Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn nghề - việc làm 1.793 lượt người; Giới thiệu việc làm cho 615 lao động đến các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh thuộc các thành phần kinh tế. Trong tháng đã tiếp nhận 581 hồ sơ hưởng BHTN và có quyết định hưởng BHTN cho 451 trường hợp hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp. Triển khai công tác rà soát đối tượng Người có công, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở, có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trong năm 2024. Giải ngân vốn dự án HOLT phát triển sinh kế cho 10 hộ gia đình, hỗ trợ khẩn cấp 01 trường hợp hỗ trợ bà mẹ đơn thân, tổng số tiền 82.363.000 đồng. Triển khai dự án Công trình nước sạch cho trẻ em do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tài trợ. Giới thiệu 05 hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho đơn vị tài trợ Tổ chức Children Action, Tổ chức VinaCapital. Triển khai Chương trình “Học bổng Vingroup” năm học 2024-2025 do Quỹ Thiện Tâm tài trợ với 100 suất học bổng cho học sinh, sinh viên học giỏi, hiếu học nhưng hoàn cảnh gia đình và bản thân gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Yên./. [1] Một số ngành công nghiệp cấp II có nhận được các hợp đồng ký kết để sản xuất nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất trang phục tăng 20,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 14,3%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 12,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 12,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,5%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 9,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 4%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu giảm 6,2%; các cơ quan chức năng thực hiện chặt chẽ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản lượng bia của ngành sản xuất đồ uống giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước.[2] Một số nhóm ngành hàng tăng khá so tháng 4/2023 như: Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 19,1%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 15,2%; xăng, dầu các loại tăng 13,9%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 13,6%; ô tô con (loại dưới 9 chỗ ngồi trở xuống) tăng 13,3% do lãi suất ngân hàng cho vay hạ thấp và sức mua tăng; Riêng có 01 nhóm ngành hàng giảm: đá quý, kim loại quý và sản phẩm, doanh thu giảm 2,3% do sức mua giảm, dù giá vàng đang ở mức tăng cao.[3] Trong đó: dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 40,4 tỷ đồng, tăng 65,4% so cùng kỳ năm trước, dịch vụ này tăng cao là do tháng này có nhiều sự kiện và ngày lễ lớn; dịch vụ giáo dục và đào tạo 13,1 tỷ đồng, tăng 6,1%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 16 tỷ đồng, tăng 16,9%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 77,4 tỷ đồng, tăng 39,4%; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình 22,8 tỷ đồng, tăng 25,7%; dịch vụ khác 53,6 tỷ đồng, tăng 25,3%. Riêng dịch vụ kinh doanh bất động sản 16,1 tỷ đồng, giảm 13,9%, do hoạt động kinh doanh bất động sản hiện nay đang gặp khó khăn, rất ít hợp đồng kinh doanh, mua bán.[4] Một số nhóm ngành hàng tăng khá so cùng kỳ năm trước như: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 14,3%; lương thực, thực phẩm tăng 13,8%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 12,1%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 10,6%; xăng, dầu các loại tăng 10,3%. Riêng có 02 nhóm ngành hàng giảm, gồm nhóm ngành Ô tô con (loại dưới 9 chỗ ngồi trở xuống) giảm 20,6%; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 6,1%, nguyên nhân là do sức mua thấp.[5] Trong đó: 40 hiện vật đồ mộc, 03 hiện vật kim loại; bảo quản 14 hiện vật đồ mộc thể khối lớn.